Những vấn đề cấp bách về bảo vệ môi trường
Ngày 11/10, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức triển khai Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 18/3/2013 của Chính phủ về một số vấn đề cấp bách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Những vấn đề cấp bách về bảo vệ môi trường:
- Sự phát triển các khu, cụm công nghiệp không đồng bộ với điều kiện hạ tầng kỹ thuật;
- Khai thác khoáng sản thiếu sự quản lý chặt chẽ;
- Chất thải rắn, chất thải y tế không được thu gom xử lý triệt để;
- Chất thải từ sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của người dân không được xử lý đúng quy cách;
- Công nghệ lạc hậu, chất thải dưới hình thức phế liệu diễn biến phức tạp;
- Đa dạng sinh học suy thoái nghiêm trọng.
Cụ thể, sự phát triển của nhiều khu, cụm công nghiệp chênh lệch với điều kiện về hạ tầng kỹ thuật dẫn đến nhiều khu, cụm công nghiệp chưa được đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Hoạt động khai thác khoáng sản tràn lan, thiếu sự quản lý, làm gia tăng các vấn đề nóng về môi trường. Chất thải rắn, chất thải y tế, nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp không được thu gom và xử lý triệt để; khí thải bụi phát sinh chưa được quan tâm đúng mức đã và đang gây ô nhiễm nghiêm trọng tại các thành phố lớn và lưu vực sông.
Đặc biệt, ở nhiều vùng nông thôn, chất thải từ chăn nuôi, trồng trọt và sinh hoạt của người dân không được thu gom, xử lý đúng quy cách. Chưa kể tàn dư của thuốc bảo vệ thực vật ngấm vào đất làm ô nhiễm nguồn nước.
Tình trạng công nghệ môi trường lạc hậu, quy trình xử lý chất thải chưa hợp lý đã đe dọa nghiêm trọng đa dạng sinh học ở Việt Nam và gây ra suy thoái. Các loài, nguồn gen ngày càng giảm sút và thất thoát, số lượng loài có nguy cơ tuyệt chủng cao vẫn tiếp tục gia tăng.
Theo các chuyên gia về môi trường, những nguy cơ ô nhiễm môi trường trong thời gian tới được dự báo sẽ còn tăng và nếu không được giải quyết sẽ đe dọa trực tiếp sự phát triển kinh tế xã hội.
Các chuyên gia môi trường cũng đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường cần xử lý kịp thời các vấn đề môi trường cấp bách trong thời gian tới; tăng cường công tác bảo vệ môi trường tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp nâng cao chất lượng thẩm định yêu cầu bảo vệ môi trường trong các chiến lược quy hoạch, dự án phát triển; tập trung khắc phục ô nhiễm, cải thiện môi trường nông thôn, làng nghề, các thành phố lớn và lưu vực sông, quản lý chặt chẽ việc khai thác khoáng sản, nhập khẩu phế liệu. Các chất thải hầm cầu sau khi rut ham cau cần có biên pháp xử lý tránh xả thẳng ra môi trường gây ô nhiễm nguồn nước cũng như không khí.
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Bùi Cách Tuyến nhấn mạnh, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, thời gian qua Đảng, Nhà nước đã coi trọng nhiệm vụ bảo vệ, cải thiện môi trường và đã đạt nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, công tác bảo vệ môi trường vẫn còn nhiều hạn chế, mặc dù đã có nhiều giải pháp quyết liệt nhưng môi trường ở một số nơi chưa được kiểm soát.
Trước đó, ngày 18/3/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 35/NQ-CP về một số vấn đề cấp bách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Nghị quyết đã xác định hướng giải quyết 6 vấn đề môi trường cấp bách, từng bước đưa Nghị quyết vào cuộc sống; đề xuất kêu gọi, hợp tác quốc tế để thực hiện nội dung Nghị quyết, đặc biệt là nội dung đầu tư xây dựng công trình hạ tầng bảo vệ môi trường, công trình xử lý nước thải tập trung tại các đô thị, lưu vực sông…