Nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng “bốc mùi hôi”
Trong khi mùi hôi thối bốc ra từ Nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng đang từng ngày, từng giờ gây ô nhiễm trầm trọng, làm đảo lộn cuộc sống của hàng trăm hộ dân xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh (TP.HCM), thì các đơn vị liên quan chỉ chăm chăm giành cho mình cái quyền sản xuất phân bón, mà chưa đưa ra được một giải pháp hữu hiệu nào để chấm dứt triệt để tình trạng ô nhiễm.

Mới đi vào hoạt động được ba năm với 1/3 công suất, nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng lớn nhất Việt Nam đã liên tục xảy ra sự cố khiến hàng trăm hộ dân bị vạ lây.
Ông Hoàng Anh Dũng, Phó Giám đốc Trung tâm điều hành chương trình chống ngập TPHCM cho biết, dự án nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt Bình Hưng thuộc dự án cải thiện môi trường nước TP và có chức năng xử lý nước thải được thu gom từ lưu vực kênh Tàu Hủ – Bến Nghé, kênh Đôi, kênh Tẻ chạy qua các quận 1, 3, 5 và một phần quận 10. Nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng có tổng công suất 512.000 m3/ngày, hiện tại công suất xử lý là 141.000 m3/ngày. Theo phản ánh của người dân, khu vực xung quanh nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng (tại xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, TP.HCM) luôn bị bao phủ bởi mùi xú uế, mắt cay xè, mũi đau rát và cảm giác muốn ói.
Ông Hoàng Anh Dũng cũng thừa nhận, việc gây ô nhiễm môi trường, nhất là ô nhiễm không khí tại nhà máy là đã từng xảy ra, nhất là vào khoảng giữa năm 2012. Mùi hôi phát sinh trong quá trình xử lý bùn do khối lượng bùn tồn đọng tại nhà máy lớn và công nghệ xử lý bùn được thiết kế với mô hình ủ hiếu khí dạng hở. Cộng với những khu vực dân cư được quy hoạch xây dựng quá gần nhà máy, không đảm bảo khoảng cách cách ly nên đã dẫn đến thực trạng gây ô nhiễm mùi hôi cho người dân.

Theo ý kiến của người dân về tình trạng ô nghiệm tại nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng:
Ông Nguyễn Đình Lộc (ấp 5A, xã Bình Hưng) bức xúc: Từ năm 2010, nhà ông đóng kín cửa cả ngày vì mùi hôi nồng nặc như mùi phân của bể phốt trút đầy nhà. “Khách khứa, bạn bè chẳng ai dám đến nhà. Cả nhà từ khó chịu với mùi hôi, quay ra lục đục suốt ngày”, ông Lộc cho biết. Sống cách nhà máy xử lý nước thải hơn 2 km, nhưng ông Nguyễn Háo (khu dân cư Intresco) cũng không thoát khỏi sự ô nhiễm mùi hôi. “Phản ánh thì họ trả lời mùi hôi không ảnh hưởng đến sức khỏe, nhưng lãnh đạo nhà máy cứ thử hít thở không khí có mùi thối ấy trong vòng 10 – 15 phút xem có ảnh hưởng sức khỏe không?”, ông Háo bức xúc. Đại diện ban chủ đầu tư khu dân cư Đại Phúc cũng cho biết từ khi mùi hôi phát sinh họ đã thực hiện trợ cấp 400.000 – 600.000 đồng/tháng cho nhân viên làm việc tại khu này và luân chuyển cán bộ để tránh ảnh hưởng sức khỏe nhân viên.
Trong buổi đối thoại với người dân ấp 5A cuối tuần qua, lãnh đạo nhà máy thừa nhận có mùi hôi phát sinh từ nhà máy gây ảnh hưởng đến người dân. Nguyên nhân theo ông Trần Kim Sơn – Giám đốc nhà máy, là vì… gió! Cụ thể, trong quá trình xử lý nước thải, bùn được tách ra xử lý riêng theo quy trình tách nước, lên men, ủ chín và đưa ra bãi chôn lấp. Tuy nhiên các nhà lên men là kho chứa hở nên mùi hôi là không thể tránh khỏi, gặp gió phát tán ra xung quanh.
Dân mong sớm khắc phục tình trạng ô nhiễm tại nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng:
Một số hộ dân khu vực xã Bình Hưng xác nhận có một khoảng thời gian khoảng ba tháng sau khi người dân đâm đơn phản ánh, tình trạng ô nhiễm không khí có giảm vào buổi sáng, trưa và chiều nhưng lại bị ảnh hưởng vào lúc 2 – 3h sáng. Tuy nhiên người dân cũng chỉ hưởng được không khí “trong lành” trong thời gian ngắn lại tiếp tục phải sống chung với ô nhiễm không khí. Khi tiếp xúc với người dân, nhiều người đã đặt ra câu hỏi, số tiền đầu tư lớn, công nghệ hiện đại từ nước ngoài tại sao Nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng lại để tình trạng ô nhiễm trên diện rộng như vậy?
Trong một buổi làm việc với Đoàn giám sát của HĐND TP, ông Lưu Văn Tấn, Trưởng phòng Quản lý nước thải thuộc Trung tâm Chống ngập giải thích: Sau khi hoàn tất, một năm chi phí vận hành phía nhà thầu Nhật đưa ra là 420 tỷ nên để “tiết kiệm” cho ngân sách, Công ty Thoát nước đô thị đã liên kết với một đơn vị tư vấn của Mỹ vận hành với chi phí giảm hơn so với nhà thầu Nhật khoảng 4 lần (năm 2012 là 75 tỷ đồng, năm 2013 khoảng 100 tỷ đồng). Công nghệ xử lý của Nhật nhưng là công nghệ cũ, vì vậy muốn xử lý triệt để tình trạng ô nhiễm thoát ra khỏi nhà máy ảnh hưởng đến khu dân cư, trong giai đoạn 2, Nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng nên thay đổi công nghệ xử lý(?)
Nếu thay đổi công nghệ lại một lần nữa mức đầu tư phải đội lên và chưa biết khi nào người dân mới thoát tình trạng ô nhiễm. Người dân ở đây mong rằng Sở KH&ĐT xúc tiến việc rà soát tìm ra nguyên nhân và hướng khắc phục tình trạng ô nhiễm trên để người dân an tâm định cư, sinh sống
Cam kết của công ty xử lý nước thải Bình Hưng:
Để khắc phục thực trạng trên, ông Lưu Văn Tấn cam kết trong thời gian tới sẽ tiếp tục triển khai các giải pháp giảm thiểu mùi như kiểm soát nghiêm ngặt công nghệ xử lý bùn, vệ sinh sàn lọc thổi khí trong nhà lên men sơ cấp; thường xuyên rut ham cau, vận chuyển bùn phát sinh đến nhà máy xử lý bùn Đa Phước để giảm lượng bùn tồn đọng nhiều trong nhà máy; thực hiện che bạt và tăng cường phun xịt hóa chất khử mùi hàng ngày. Riêng công tác đảo trộn bùn thì chọn những ngày ít gió để thực hiện…